...

    Tam pháp ấn

     tat-dat-da-thich-ca 2Có thể nói Phật giáo có cả rừng kinh điển. Rừng kinh điển ấy có thể làm rối trí cho người muốn học Phật. Biết được khó khăn ấy nên các luận sư của Phật giáo Nam truyền đã đưa ra Tam pháp ấn để làm bản đồ hướng dẫn người học Phật khỏi phải lạc lối trong rừng kinh điển ấy. Vậy Tam pháp ấn là những gì? Đóng vai trò như thế nào trong giáo pháp Nam truyền.

    Tam pháp ấn là ba dấu của chánh pháp Nam truyền, đó là Chư hành vô thường, Chư pháp vô ngã và Niết Bàn tịch tịnh. Có thể nói đây là 3 sợi chỉ vàng xuyên suốt cả hệ thống giáo pháp Nam truyền .

    Chư hành vô thường: Chư hành là các hành. Hành là các pháp hữu vi. Như vậy chư hành vô thường nghĩa là các pháp hữu vi đều vô thường. Các pháp hữu vi là các pháp do duyên khởi mà có, đã do duyên khởi mà có nên chúng luôn luôn vô thường biến đổi không bao giờ đứng yên 1 trạng thái. Vô thường có 2

    Sát na vô thường: Vô thường biến đổi trong từng sát na một. Sự biến chuyển sinh diệt trong từng sát na, từng giây phút.

    Nhất kỳ vô thường: Vô thường biến đổi trong từng chu kỳ một. Thế giới thì thành trụ hoại không, đời người thì sanh lão bệnh tử, tâm niệm con người thì niệm sanh niệm trụ niệm dị niệm diệt.

    Như thế, chư hành vô thường, nói lên sự thật khó phủ nhận rằng vạn hữu luôn luôn biến đổi, luôn luôn thay đổi, nay còn mai mất, không có cái gì vĩnh cửu mãi trong thế gian này. Đây là pháp ấn thứ nhất phải thông suốt. Nếu nói rằng thế gian này là trường cửu bất biến vĩnh hằng thì không phải là giáo pháp của Phật giáo Nam truyền .

    Chư pháp vô ngã: Chư pháp vô ngã nghĩa là các pháp không có bản ngã. Bản ngã là bản tánh độc lập, bất biến không thay đổi. Các pháp do duyên khởi mà có, do duyên khởi mà tồn tại mà cũng do duyên khởi mà mất đi, nên pháp không hiện hữu độc lập 1 mình bất biến mà lại nương tựa tùy thuộc lẫn nhau và luôn luôn thay đổi, luôn biến đổi. Hễ A có thì B có, A sanh thì B sanh, A không thì B không, A diệt thì B diệt (cái này có thì cái kia có, cái này diệt thì cái kia diệt…). Như thế các pháp tương quan tương duyên với nhau mà hiện hữu. Không có pháp nào hiện hữu độc lập một mình. Đây là pháp ấn thứ 2 cần phải thông suốt. Nếu chủ trương rằng pháp có ngã thì đó không phải là Phật giáo Nam truyền .

    Niết Bàn tịch tịnh: Niết bàn là phiên âm từ tiếng Pali: Nibbàna, tịch tịnh nghĩa là vắng lặng. Niết bàn tịch tịnh nghĩa là Niết bàn vắng lặng. Vắng lặng vì đã thổi tắt không còn dư tàn lửa tham, lửa sân, lửa si. Niết bàn vắng lặng là siêu thế, thoát ra ngoài tam giới . Chỉ có duy nhất 1 Niết bàn nhưng có 2 trạng thái:

    Hữu dư y Niết bàn: Đã chứng đạt Niết bàn rồi nhưng vẫn còn thân tứ đại, còn thân tứ đại không phải vì tham sống nhưng vì giữ thân tứ đại để làm phương tiện truyền bá chánh pháp. Như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chứng được Niết bàn dưới cội cây Bồ đề sau 49 ngày đêm hành thiền nhập định.

    Vô dư y Niết bàn: Bỏ luôn thân tứ đại nhập hẳn Niết bàn, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sau 45 thuyết pháp đã hoàn tất công việc độ sinh của mình quyết định nhập Niết bàn ở rừng Câu Thi Na dưới 2 gốc cây Sa la .

    Đây là pháp ấn thứ 3 phải thông suốt trong giáo pháp Nam truyền. Nói Niết bàn có nhiều thì không phải là Phật giáo Nam truyền .

    Nói tóm lại, Tam pháp ấn là 3 dấu chánh pháp, là 3 điều rất quan trọng trong giáo pháp Nam truyền. Tam pháp ấn dường như đã bao quát hết giáo pháp Nam truyền vậy .

    Hòa Thượng Thích Như Phẩm 

    MỚI CẬP NHẬT

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM