...

    Tứ đại chủng, cái nhìn trung trực của Phật giáo về vật chất

    dochieuPhật giáo dùng danh từ “Sắc pháp” để chỉ vật chất và có thuyết Tứ đại chủng về đời sống vật chất đó. Chúng tôi giới thiệu đến quý vị thuyết Tứ đại chủng. Đây là cái nhìn rất trung trực của Phật giáo về vật chất.

    Trong Thái Hư Toàn Tập, Đại sư Thái Hư, đã giải thích Tứ Đại Chủng như thế này:

    Tứ: có nghĩa là số 4

    Đại: Nghĩa là phổ biến.

    Chủng: Nghĩa là năng sinh.

    Vậy Tứ đại chủng nghĩa là 4 chất có mặt cùng khắp và có năng lực sinh ra các vật thể, 4 đại chủng là địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại. Bốn đại chủng này có mặt cùng khắp và có năng lực sinh ra các vật thể bằng cách kết hợp với nhau. Các vật thể do Tứ đại chủng kết hợp với nhau sinh thành thì được gọi là “Tứ đại sở tạo sắc”. Tứ đại chủng là:

    1/ Địa đại: Chất cứng, có năng lực tạo nên hình tướng của sự vật.

    2/ Thủy đại: Chất lỏng, có năng lực liên kết những vi trần này với vi trần khác để tạo nên sự vật.

    3/ Hỏa đại: Chất nóng, có năng lực làm nóng sự vật.

    4/ Phong đại: Chất khí, có năng lực làm vật chuyển động.

    Đơn vị nhỏ nhất của 4 đại chủng này là vi trần. Những vi trần của Tứ đại chủng này kết hợp với nhau mà hình thành vật thể. Vật thể lớn nhất là thế giới. Theo Phật giáo, vật chất dù nhỏ nhất như vi trần, dù lớn nhất như thế giới đều kinh qua 4 thời kỳ: Thành trụ hoại không. Thành là giai đoạn hình thành. Trụ là giai đoạn đứng vững. Hoại là giai đoạn biến đổi. Không là giai đoạn bị hoại diệt. Nhưng hoại diệt vật thể này rồi lại kết hợp thành vật thể khác. Thành trụ hoại không rồi lại thành trụ hoại không cứ như thế mãi mãi chứ không bao giờ chấm dứt. Vì thế Phật giáo nói không có ngày tận thế. Nếu thế giới này hoại diệt thì sẽ có thế giới khác hình thành vậy.

    Đây là cái nhìn rất trung trực của Phật giáo về vật chất.

    Hòa Thượng Thích Như Phẩm

    MỚI CẬP NHẬT

    CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM